Chuyển đến nội dung chính

Sleeve 101: Dùng sleeve bảo quản board game?



Nếu tham gia cộng đồng board game được 1 thời gian, chắc hẳn bạn đã từng nghe về sleeve phải không nào? Sleeve hay còn gọi là bọc bài, là một phương án tốt để bảo vệ các lá bài của bạn khỏi nước, bụi bẩn và các rủi ro hư hỏng trong quá trình chơi board game. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh phí hạn hẹp (như mình), việc sleeve tất cả các board game trong bộ sưu tập là điều không thể. Vậy làm thế nào để xác định xem bộ nào mình nên sleeve, bộ nào không? Làm thế nào để sleeve thật tối ưu? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ SLEEVE

Trước khi đi vào việc xác định xem có nên sleeve các lá bài trong board game không, mình xin phép trình bày những kiến thức căn bản về sleeve để các bạn mới tiện nắm bắt. Nếu các bạn đã có chút kinh nghiệm rồi thì có thể bỏ qua mục này và tiến thẳng đến mục tiếp theo nha.

Sleeve hay còn gọi là bọc bài là một tờ nhựa giúp bảo vệ các lá bài của bạn. Việc bọc bài này sẽ giúp bảo quản lá bài tránh khỏi các hư hỏng trong quá trình chơi, giúp board game của mình được bền hơn. Có 2 yếu tố chính bạn cần biết khi lựa sleeve là ĐỘ DÀYKÍCH THƯỚC.

ĐỘ DÀY của sleeve thường được đo bằng đơn vị micron, về mặt lý thuyết, micron lớn thì sleeve sẽ càng dày và bảo vệ lá bài của bạn tốt hơn, tương ứng với đó thì giá tiền cũng sẽ mắc hơn. Thông thường:
  • Từ 20 - 60 micron thì sleeve sẽ được coi là mỏng.
  • Từ 60 - 90 micron thì là sleeve sẽ được coi là trung bình.
  • Từ 90 micron trở lên thì sẽ được coi là sleeve dày.
Về KÍCH THƯỚC, sleeve cũng có rất nhiều loại để đáp ứng kích cỡ khác nhau của các lá bài, bên ngoài bọc sleeve cũng sẽ có ghi chú về kích thước. Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý là quy chuẩn ghi kích cỡ sleeve của từng nhà sản xuất sẽ khác nhau:
  • Có nhà sản xuất thì kích thước ghi ở ngoài bao là để bọc vừa các LÁ BÀI có kích thước đó. Ví dụ như đối với Sleeve Kings ghi thông số 63.5 x 89 mm nghĩa là sleeve này bọc vừa các lá bài có kích thước 63.5 x 89 mm.
  • Có nhà sản xuất thì kích thước ghi ở ngoài bao là kích thước thật của SLEEVE luôn.
Chính vì vậy, các bạn hãy tìm hiểu trước khi mua xem kích thước ghi ngoài bọc sleeve là ghi theo kiểu này để chọn cho đúng, hoặc là bạn có thể trao đổi trực tiếp với chỗ bạn mua sleeve là bạn đang tìm kiếm sleeve cho board game nào để được tư vấn chọn loại phù hợp.

Sau khi đã nắm rõ chút căn bản về sleeve rồi, giờ hãy cùng mình giải đáp câu hỏi làm thế nào để xác định xem có cần sử dụng sleeve cho bộ board game không nhé.

MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC LÁ BÀI

Yếu tố đầu tiên các bạn có thể xem xét tới là trong lúc chơi board game, mình có sử dụng các lá bài nhiều không? Với những trò mà người chơi sẽ cần rút bài, sử dụng lá bài nhiều như Mèo Nổ (Exploding Kittens) hay cả series Unmatched thì mình đều chọn bọc bài để bảo quản game được bền hơn. Còn với những trường hợp như trò Cascadia, mỗi lần chơi các lá bài tính điểm thường chỉ cần lấy ra để lên bàn để mọi người có thể quan sát được chứ không phải tương tác nhiều thì mình chọn không sleeve

Hình minh họa các lá tính điểm của Cascadia chỉ cần lấy ra để trên bàn cho người chơi xem chứ không cần tương tác nhiều nên mình lựa chọn không bọc bài

CHẤT LƯỢNG LÁ BÀI

Tiếp theo, là dựa vào chất lượng gia công lá bài của nhà sản xuất như độ dày, mỏng và loại viền của lá bài là trắng, đen hay là có mạ. Thường thì nếu viền lá bài màu đen, có mạ bạc, vàng hoặc là có tông màu tối thì sau 1 thời gian sử dụng, các góc lá bài thường bị xuống cấp và hiện rõ, nên đối với các trường hợp này mình cũng lựa chọn dùng sleeve.

THIẾT KẾ CỦA HỘP GAME

Thường thì chỉ cần dựa vào 2 yếu tố trên thôi là đã đủ để bạn quyết định có nên bọc bảo vệ các lá bài cho board game hay không. Nhưng đối với riêng cá nhân mình thì mình thường hay dựa vào thiết kế của hộp đựng game nữa, vì có những trường hợp sau khi bọc bài xong thì độ dày của lá bài thay đổi, và lúc này có thể khiến cho các lá bài không còn đựng vừa trong hộp nữa. Một ví dụ điển hình là bộ Mysterium Park như mình có đề cập đến trong bài viết này. Mặc dù rất muốn bảo quản các lá bài nhưng mà nếu bọc xong thì sẽ không còn đựng vừa nữa nên cuối cùng mình đành phải chọn không bọc, cũng may là chất lượng gia công lá bài cũng dày nên mình cũng đỡ xót dù khi chơi thì cũng phải cẩn thận.

NHỮNG BẤT LỢI KHI SLEEVE

Bên cạnh những lợi ích của việc bọc bài thì mình cũng sẽ đề cập đến một số bất tiện khi có sử dụng sleeve để mọi người có thể đưa ra quyết định phù hợp hơn:
  • Đau ví khi phải chi thêm một số tiền để mua sleeve.
  • Bài sau khi bọc thường dày hơn nên việc xào bài sẽ khó hơn với những bạn tay nhỏ, ngoài ra thì bài dày thì đôi khi sẽ có tỉ lệ bị trơn trượt nếu xếp thành chồng cao.
  • Một số loại sleeve bình thường không có khả năng chống chói thì sẽ làm lá bài bị bóng, khó nhìn hơn nếu bị chói sáng hoặc đèn rọi vào.

CÁCH LỰA SLEEVE PHÙ HỢP CHO BOARD GAME

Tới đây thì nếu bạn quyết định bọc bài để bảo quản game của mình, thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc không biết làm sao để kiểm tra xem bộ board game của mình gồm bao nhiêu lá bài với những kích thước nào? Mình xin giới thiệu cho các bạn một website tra cứu rất tiện lợi đó là Sleeve Your Games, chỉ cần nhập tên board game vào, trang web sẽ hiện ra đủ thông tin về số lượng cũng như kích thước các lá bài có trong bộ game, bên cạnh đó còn kèm theo thông tin về các loại sleeve phù hợp và số lượng packs bạn cần mua để bọc đủ các lá bài. Ngoài ra thì bạn cũng có thể cân nhắc đến việc bạn thích sleeve có độ dày bao nhiêu micron như tụi mình đã đề cập đến ở mục đầu tiên nữa.
Hình minh họa sử dụng Sleeve Your Game để tra cứu loại kích thước và số lượng sleeve cần xài cho board game Flamecraft

KẾT LUẬN

Tóm lại thì, việc bọc bài sẽ giúp bảo quản các lá bài trong bộ board game của bạn bền hơn, giảm thiểu rủi ro hư hỏng trong quá trình chơi. Nhưng nếu kinh phí có hạn thì không nhất thiết bạn phải bọc hết tất cả bộ game mà có thể dựa vào một vài yếu tố tụi mình đã nói để có quyết định phù hợp. Nếu các bạn cũng có những mẹo hay nào trong việc bọc bài thì cũng đừng ngần ngại comment để chia sẻ thêm với mọi người nha.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[REVIEW - ĐÁNH GIÁ] MYSTERIUM PARK - Một rạp xiếc bất ổn

Mysterium Park - Một rạp xiếc với hơn 20 ngôi sao nổi danh khắp thế giới từ lâu đã thu hút nhiều khán giả với những màn trình diễn tuyệt vời. Vài năm trước, vị giám đốc của rạp xiếc đã biến mất một cách bí ẩn. Kể từ đó, nhiều hiện tượng siêu nhiên kỳ lạ đã xảy ra. Là một nhà ngoại cảm, bạn sẽ lựa chọn làm gì?

[Reddit Post] Các lời khuyên khi hướng dẫn chơi Board Games cho người mới

r/boardgames u/MasterofMolerats Chào mọi người, Tôi bắt đầu hướng dẫn những người chơi mới (những người đã quen với các boardgames như Cluedo, Scrabble, etc) với những games có độ phức tạp thấp như Century, Carcassone, Star/Hero Realms, Evolution, v.v trước khi chuyển sang các games phức tạp hơn như Scythe, Agricola, TFM, v.v. Nhưng rồi tôi đọc được bài đăng này về việc dạy những games khó hơn cho những người mới [1]. Việc này khiến tôi tự hỏi liệu phương pháp hướng dẫn của tôi có tệ không. Và có lẽ tôi chưa công nhận là mọi người có khả năng chơi được ngay các games phức tạp hơn. Gần đây, tôi nghe một số người chơi mới than rằng "Trò này khó quá" sau khi giải thích những games như Star Realms và Evolution. Nhưng sau khi chơi 1 đến 2 ván thì họ đều hiểu hết được luật chơi. Tôi vừa bắt đầu một cuộc gặp gỡ 2 tuần 1 lần để chơi boardgames với một số sinh viên trong khoa của tôi tại trường đại học (hầu hết mọi người đều là sinh viên thạc sĩ và tiến sĩ nên họ khá thông minh và giỏ...